Quy trình tuyển dụng Engineer tại True Platform và bí kíp trúng tuyển

Tại True Platform (True), quy trình tuyển dụng Engineer được xây dựng kỹ lưỡng với nhiều điểm chạm để True và ứng viên có thể tìm được sự phù hợp trước khi đồng hành. Cụ thể 3 vòng tuyển dụng tại True là gì? Đâu là lời khuyên của nhà tuyển dụng tại True giúp bạn ứng tuyển thành công? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

true-platform-quy-trinh-tuyen-dung-1
Quy trình tuyển dụng Engineer tại True bao gồm 3 phần

Vòng 1 - CV Application & Screening

Ở lần đầu gặp gỡ, bộ phận HR sẽ review CV để kiểm tra tổng quan mức độ phù hợp của bạn với công ty. Sau đó, HR của True sẽ gọi điện cho các ứng viên tiềm năng để tìm hiểu thêm về định hướng nghề nghiệp, kinh nghiệm, trình độ,… Cuộc gọi chỉ kéo dài 10 – 15 phút để hai bên tìm hiểu nhau lần đầu tiên, nên hãy thật thoải mái nhé!

Vòng 1 tuy đơn giản, song vẫn còn nhiều Engineer chưa nắm được cách viết CV sao cho nổi bật. Với kinh nghiệm của True, chúng mình nhận thấy các ứng viên cần đặc biệt lưu ý lại một số nội dung chính trong CV dưới đây:

Trình độ học vấn (Education)

  • Bạn cần điền đầy đủ thông tin về tên trường, tên chuyên ngành, GPA.
  • Nếu GPA tổng chưa cao (dưới 3.0) do bạn chỉ muốn tập trung vào các môn chuyên ngành, bạn có thể điền Major GPA. Major GPA không bao gồm điểm của các môn tự chọn và các lớp học bắt buộc ngoài chuyên ngành của bạn. 

Kỹ năng chuyên môn (Technical skills)

  • Bạn lưu ý ghi đầy đủ các ngôn ngữ lập trình, framework, libraries cùng các công cụ khác mà bạn sử dụng. Đặc biệt, tại True, bạn sẽ được đánh giá cao nếu thể hiện trình độ về thuật toán và cấu trúc dữ liệu thông qua link Github một số dự án, GPA môn học,…
  • Hãy tránh dùng biểu đồ đánh dấu thang điểm bởi nó không thể hiện được rõ ràng level của bạn là gì. Thay vào đó, hãy dùng các tính từ thể hiện trình độ, như Proficient (mức độ chuyên nghiệp, thành thạo), hay Familiar (mức độ cơ bản, nắm được kiến thức nhưng chưa có cơ hội đào sâu). 
Hãy lưu ý không sử dụng biểu đồ để đánh giá phần Skills

Kinh nghiệm làm việc (Work experience) & Dự án (Projects)

  • Đa số các ứng viên chỉ ghi mô tả công việc và dự án một cách chung chung như JDs thay vì thể hiện bản thân đã đóng góp được gì. Để khắc phục sai lầm phổ biến này, hãy sử dụng data để chứng minh bạn có vai trò gì, đem lại được kết quả cụ thể gì trong một công việc/dự án.  
Hãy chứng minh mọi thứ bằng data
  • Trong phần “Projects”, hãy cố gắng có cho mình các dự án cá nhân dù to hay nhỏ. Nếu bạn gắn link Github của dự án một cách kỹ lưỡng, chỉn chu, bạn sẽ có một điểm cộng rất lớn đấy!

Thành tựu và giải thưởng (Achievement & Awards)

Bạn sẽ chiếm ưu thế lớn khi ứng tuyển True nếu năng nổ tham gia nhiều hoạt động liên quan công nghệ từ thời sinh viên và có một số thành tựu nhất định. Nếu là fresher, đừng ngần ngại tham gia nhiều hoạt động để trau dồi kinh nghiệm như:

  • Hackathon 
  • ACM-ICPC (Cuộc thi lập trình quốc tế lâu đời và danh giá nhất dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu)
  • Các cuộc thi môn Toán – Tin
  • Các cuộc thi liên quan khác tại trường, tỉnh, thành phố, v.v.

Vòng 2 - Entry Test

Sau khi qua vòng 1, đây chính là lúc để bạn vận dụng tất cả kiến thức và kinh nghiệm mình có để chinh phục Entry Test. Cụ thể, bạn sẽ tham gia vào một bài Test trực tuyến với hai phần chính: 

true-platform-quy-trinh-tuyen-dung-2
Entry Test tại True tập trung vào các kiến thức nền tảng

Phần 1 – Thuật toán & Cấu trúc dữ liệu (Algorithm & Data Structures)

Đây là phần kiến thức nền tảng quan trọng mà đội ngũ Engineer tại True luôn đặt ưu tiên hàng đầu. Bởi chỉ khi hiểu rõ thuật toán và cấu trúc dữ liệu, bạn mới có thể nắm được lời giải cho những hệ thống scale up liên tục, phục vụ lượng người dùng lớn như sản phẩm của True. Hãy đảm bảo bạn đã review lại những kiến thức này kỹ càng và cẩn thận nhé!

Phần 2 – Ngôn ngữ lập trình (Programming Language )

Tuỳ vào vị trí bạn ứng tuyển yêu cầu tech stack gì, bạn sẽ làm bài test về ngôn ngữ liên quan. Phần này bao gồm 2 nội dung – Kiến thức nền tảnglập trình. Bên cạnh một số bài viết code trực tiếp, hãy nhớ nắm chắc các kiến thức cơ sở để trả lời được mọi câu hỏi từ sâu bản chất.

Điều thú vị của bài Entry Test là nó được thiết kế bởi anh Hùng Phạm – CEO & CTO của True dành cho mọi trình độ từ Fresher đến Senior. Vì vậy, sau khi nhận kết quả, bạn có thể biết được trình độ của mình đang đạt ở level nào. Cùng đó, team True cũng sẽ gửi lại review về những phần bạn đã làm tốt hay chưa tốt. Đừng quá căng thẳng khi làm Test, hãy coi nó là cơ hội quý giá để bạn rà soát lại kiến thức và nắm được trình độ của mình để cải thiện bản thân nhé!

Vòng 3 – CEO & CTO Interview

Chúc mừng bạn đã vượt qua Entry Test và đến với CEO & CTO Interview! Người trò chuyện trực tiếp với bạn trong vòng này sẽ là anh Hùng Phạm – CEO & CTO tại True. Đây chính là bước cuối cùng để người đứng đầu của True tìm hiểu về sự phù hợp của bạn – những “Product Builder” tương lai. Trong buổi trò chuyện này, anh Hùng sẽ cùng trao đổi với bạn về những nội dung dưới đây:

true-platform-quy-trinh-tuyen-dung-3
Chào mừng bạn đến với CEO & CTO Interview!

Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills)

Gia nhập True, bạn sẽ được làm việc trực tiếp với anh Hùng. Vậy nên, leader của team cần đảm bảo bạn có nắm chắc các vấn đề kỹ thuật để deliver được kết quả tốt nhất cho sản phẩm không. Tại đây, bạn sẽ cùng anh Hùng review về bài Entry Test, sau đó trao đổi sâu hơn về các kiến thức, kỹ năng về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, lập trình. Việc bạn làm Test bằng thực lực và hiểu sâu kiến thức sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong phần này.

Kinh nghiệm và định hướng công việc (Past Experience & Career Orientation)

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, bạn và True cũng cần hiểu nhau về tính cách, phong cách làm việc, định hướng trong công việc để đồng hành lâu dài. Ở phần này, anh Hùng sẽ đặt những câu hỏi rất đơn giản xoay quanh công việc, cuộc sống của bạn với một không khí cởi mở và thoải mái. Điều quan trọng nhất là bạn cần chân thật với những gì mình thể hiện, hiểu rõ những gì bạn từng làm, xác định rõ ràng mục đích ứng tuyển vào True và định hướng nghề nghiệp lâu dài của mình.

Không chỉ True tìm hiểu về bạn, bạn cũng có thể thoải mái đặt câu hỏi cuối buổi phỏng vấn để giải đáp những lăn tăn về True. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng cảm thấy True chính là một mảnh ghép phù hợp với mình. 

Vậy là đã xong! Nếu bạn vượt qua vòng 3, chúc mừng bạn đã chính thức trở thành một đồng đội của True. Chúng mình sẽ không gọi bạn là “staff”, mà là một “partner”, bởi bạn sẽ trở thành những người cộng sự đắc lực giúp True xây dựng những sản phẩm toàn cầu, giải quyết vấn đề cho hàng triệu doanh nghiệp và phục vụ người dùng trên khắp thế giới.

Qua bài viết này, chúng mình hy vọng bạn đã nắm được quy trình tuyển dụng tại True cũng như những chìa khóa quan trọng giúp bạn vượt qua các vòng ứng tuyển dễ dàng. True vẫn luôn có niềm tin mãnh liệt vào tài năng của thế hệ Engineer Việt Nam và hy vọng sẽ sớm được gặp các bạn – những “Product Builder” ghi dấu tên tuổi mình trên bản đồ công nghệ thế giới một ngày không xa.

Trở thành người tiên phong xây dựng sản phẩm toàn cầu tại True:

  • Software Engineer (All level)
  • JavaScript Engineer (All level)
  • Mobile Engineer (All level)
  • Software Tester (Junior/Middle)
  • System Engineer

👉 Tìm hiểu JDs các vị trí và apply tại: bit.ly/true-all-jobs

Hoặc gửi CV tại: talent@platform.inc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *